Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Vovinam Viet vo dao in Algérie
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 08:19
with No comments
Nhãn:
Vovinam on Youtube
VoViNam Song đấu
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 07:32
with No comments
Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Nhãn:
Vovinam on Youtube
Vovinam Viet Vo Dao in Ukraine
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 03:23
with No comments
Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Nhãn:
Vovinam on Youtube
VOVINAM vs MUAY THÁI Hạng cân 54kg
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 07:09
with No comments
Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Vovinam clip
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 10:35
with No comments
Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Nhãn:
Entertainment,
Vovinam Videos
Tuyệt đỉnh Vovinam - dance
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 10:32
with No comments
Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Nhãn:
Entertainment,
Vovinam Videos
Vovinam Kungfu
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 08:58
with No comments
Trân trọng gửi đến các bạn những đoạn clip ấn tượng của
Vovinam trên Youtube. Chúc mọi người giải trí, tìm hiểu và nghiên cứu thật vui
vẻ…Những đoạn clip trên được chọn lọc và up lên có bài bản trên tinh thần yêu Vovinam sâu sắc và để giới thiệu với bạn bè khắp nơi. Thân !
Phim: Dòng Máu Anh Hùng - The Rebel
Phim: Dòng Máu Anh Hùng - The Rebel
Nhãn:
Entertainment,
Vovinam Songs,
Vovinam Videos
Giải vô địch Vovinam thế giới lần 2: Đoàn Indonesia cử lực lượng hùng hậu nhất
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:48
with No comments
Đăng ngày 24/11/2013 bởi Vovinam Thái Nguyên
. Lượt xem bài: 157
Ngoài
chủ nhà Việt Nam với 47 thành viên (5 quan chức, 42 võ sĩ), thì nước
chủ nhà SEA Games 26 và từng giành vị trí á quân ASIAN Indoor Games 3,
Indonesia đã cử sang giải với lực lượng hùng hậu gồm 17 quan chức và 29
võ sĩ.
Tiếp đến là đoàn Iran (cường quốc võ thuật của châu Á và thế giới; Iran cũng là nơi đặt trụ sở của Liên đoàn Vovinam châu Á và từng là quốc gia đăng cai thành công giải Vô địch châu Á Vovinam lần I – 2010) cũng gửi đến thành phần hùng hậu gồm 36 thành viên (8 quan chức và 28 võ sĩ).
Nước bạn Lào cũng gửi 10 quan chức và 22 võ sĩ tham dự giải. Với 20 thành viên là quan chức, huấn luyện viên (HLV) và võ sĩ, Nga và Camnpuchia cũng cho thấy tham vọng vươn đến những vị trí cao tại giải đấu này.
Tiếp đến là Algieri (19 thành viên), Pháp (16), Ý (16), Ấn Độ (12), Đức (8), Ba Lan (8), Rumania (7), Thụy Sĩ (7), Belarus (6), Bỉ (4), Đan Mạch (4), Ma Rốc (3), Tây Ban Nha (1 quan chức, 1 võ sĩ).
3 quốc gia còn lại là Argentina, Anh và Úc đều gửi quan chức sang tham quan và tham gia họp Liên đoàn Vovinam thế giới để định hướng phát triển trong tương lai.
Theo kế hoạch, chiều ngày 27.7, ban tổ chức giải sẽ tổ chức cho các Trưởng đoàn và đại diện Liên đoàn, Hội Vovinam các nước viếng Tổ đường Vovinam (tại số 31 Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM).
Tiếp đến là đoàn Iran (cường quốc võ thuật của châu Á và thế giới; Iran cũng là nơi đặt trụ sở của Liên đoàn Vovinam châu Á và từng là quốc gia đăng cai thành công giải Vô địch châu Á Vovinam lần I – 2010) cũng gửi đến thành phần hùng hậu gồm 36 thành viên (8 quan chức và 28 võ sĩ).
Nước bạn Lào cũng gửi 10 quan chức và 22 võ sĩ tham dự giải. Với 20 thành viên là quan chức, huấn luyện viên (HLV) và võ sĩ, Nga và Camnpuchia cũng cho thấy tham vọng vươn đến những vị trí cao tại giải đấu này.
Tiếp đến là Algieri (19 thành viên), Pháp (16), Ý (16), Ấn Độ (12), Đức (8), Ba Lan (8), Rumania (7), Thụy Sĩ (7), Belarus (6), Bỉ (4), Đan Mạch (4), Ma Rốc (3), Tây Ban Nha (1 quan chức, 1 võ sĩ).
3 quốc gia còn lại là Argentina, Anh và Úc đều gửi quan chức sang tham quan và tham gia họp Liên đoàn Vovinam thế giới để định hướng phát triển trong tương lai.
Theo kế hoạch, chiều ngày 27.7, ban tổ chức giải sẽ tổ chức cho các Trưởng đoàn và đại diện Liên đoàn, Hội Vovinam các nước viếng Tổ đường Vovinam (tại số 31 Sư Vạn Hạnh, quận 10, TP.HCM).
Nhãn:
Vovinam news in VN
CLB Vovinam thi đấu thành công ở giải vô địch VOVINAM ĐH FPT mở rộng
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:47
with No comments
(ĐHVH) - Trong hai ngày 16 – 17/3 vừa qua, CLB Vovinam Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội đã tham gia Giải vô địch Vovinam đại học FPT mở rộng và đạt
được thành công trên cả sự mong đợi.
CLB Vovinam háo hức
chờ đến giờ diễu hành khai mạc giải đấu.
Giải vô địch Vovinam đại học FPT mở rộng do trường ĐH FPT
đăng cai tổ chức mùa đầu tiên tại khu vực miền Bắc đã thu hút được sự quan tâm
của 17 trường ĐH, CĐ như ĐH Văn hóa Hà Nội, ĐH Lao động xã hội, CĐ Múa Việt
Nam, CĐ Sư phạm Hòa Bình, Học viện quản lý giáo dục, ĐH Đại Nam, ĐH Tài nguyên
môi trường, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội… Điều đặc biệt,
giải đấu còn có sự tham gia tranh tài của những vận động viên đến từ tỉnh thành
khá xa là ĐH FPT Đà Nẵng. Giải đấu với hơn 200 vận động viên tranh tài tại hai nội dung: Đối kháng và Biểu diễn với
15 bộ huy chương dành cho thể thức đối kháng và 11 bộ huy chương biểu diễn.
Các đoàn tham gia
giải Vô địch Vovinam ĐH FPT mở rộng.
CLB Vovinam trường ĐH Văn hóa Hà Nội đã cử 11 vận động viên
và 2 huấn luyện viên là Nguyễn Minh Hân và Lê Xuân Thức tham gia tranh tài lần
này. Đến với giải vô địch lần này, CLB chỉ đặt ra mục tiêu rất đơn giản là thi
đấu cọ xát, đúc rút kinh nghiệm và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các
thành viên giao lưu với các CLB Vovinam của các trường khác. Tuy nhiên, các vận
động viên của chúng ta đã thi đấu xuất sắc và đạt được thành công ngoài mong
đợi khi mang về 2 huy chương vàng, 9 huy chương bạc và kết quả chung cuộc xếp
thứ 3 toàn đoàn. Đây thực sự là một thành công quá tuyệt vời của CLB Vovinam
trong giải đấu lần này.
Trong ngày thi đấu đầu tiên, vận động viên Hoàng Đức Hỷ đã
giành được HCV nội dung Long Hổ quyền nam. Ngoài ra Đức Hỷ cùng Lê Quảng Ba và
Giàng A Cấu còn xuất sắc giành thêm HCB nội dung Long Hổ quyền đồng đội khi chỉ
thua sát nút với ĐH FPT 0.1 điểm. Vận động viên Hà Thị Thu Hằng cùng Hoàng Thị
Duyên và Nguyễn Hồng Ngọc cũng giành
được HCB môn Thập tự quyền đồng đội. Đồng thời cá nhân Hà Thị Thu Hằng đã giành
HCB nội dung Thập tự quyền đơn.
Đức Kỷ - Thu Hằng
hạnh phúc khi mang về
những tấm huy chương
đầu tiên cho CLB.
Trong ngày thi đấu thứ hai, vận động viên Đỗ Thị Trang đã
tiếp tục phát huy sức mạnh của mình và mang về tấm huy chương Bạc thứ 3 cho CLB
của mình khi chiến thắng ở hạng mục đối kháng nữ hạng cân 45kg. Tấm HCV thứ hai
mà CLB Vovinam có được là nhờ chiến thắng thuyết phục của vận động viên Nguyễn
Thị Liên Giang ở nội dung đối kháng nữ hạng cân 54kg.
Giàng A Cấu đã sẵn
sàng cho trận thi đấu mở màn
Để có được những kết quả tuyệt vời như vậy, CLB Vovinam đã
cùng nhau vượt qua rất nhiều khó khăn như chi phí ăn ở, đi lại cho từng thành
viên trong 2 ngày bám trụ tại ký túc xá của trường ĐH FPT. Vượt qua được vấn đề
tinh thần, sự lo lắng trong lần đầu tiên thi đấutại một giải vô địch mang quy
mô khá lớn cũng là một điều hết sức đáng khen ngợi dành cho 11 vận động viên.
Có lẽ chính thời gian thử lửa đó đã khiến các VĐV của chúng ta trở nên mạnh mẽ
hơn, tự tin hơn và mang về thật nhiều tấm huy chương danh giá không chỉ cho bản
thân mà còn là vinh dự cho cả CLB Vovinam trường ĐH Văn hóa Hà Nội cũng như
hình ảnh trường ĐH Văn hóa Hà Nội với 16 ngôi trường ĐH, CĐ khác tham gia giải
đấu lần này.
Sau 2 ngày thi đấu, các VĐV lại tiếp tục quay trở lại với
việc học tập trên giảng đường, những buổi tập luyện bình thường của CLB Vovinam.
Chắc chắn với những kết quả tuyệt vời trên, các VĐV của chúng ta sẽ có thêm
thật nhiều động lực và niềm tin cho sự tham gia ở những giải đấu tiếp theo.
Chúc cho CLB Vovinam trường ĐH Văn hóa Hà Nội ngày càng lớn mạnh và phát triển
hơn nữa.
Kết quả chung cuộc
Giải Nhất toàn đoàn: ĐH FPT
Giải Nhì toàn đoàn: ĐH FPT Đà Nẵng
Giải Ba toàn đoàn: ĐH Văn hóa Hà Nội.
Một vài hình ảnh khác
của CLB Vovinam:
Bàn bạc chiến thuật
và lấy lại tinh thần cho hiệp thi đấu tiếp theo.
Huấn luyện viên Nguyễn Minh Hân tươi rói trong lần đầu cầm quân.
Các VĐV tại lễ trao huy chương
Nhãn:
Vovinam news in VN
VOVINAM VƯƠNG QUỐC BỈ THAM GIA GIẢI THI ĐẤU VÀ HỘI DIỄN VÕ THUẬT TẠI VIỆT NAM.
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:46
with No comments
Vovinam Vương Quốc Bỉ dưới
sự hướng dẫn của võ sư Võ Tân Tiến đã hướng dẫn các môn sinh về tham dự
Đại Hội Thi đấu và Hội Diễn VõThuật Vovinam Việt Võ Đạo Quốc Tế lần thứ 2
năm 2005 tại Việt Nam.
Sau đây là kết quả và hình ảnh sinh hoạt của phái đoàn Vovinam tại Bỉ Quốc.
Võ Tiến Xuân được Huy Chương Bạc bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm pháp.
Võ Tiến Xuân và va Franocis La được Huy Chuong Đồng bài Tự Vệ Nữ
Nguyễn Hoàng Việt, Francois La và Charles được Huy Chương đồng bài Tam Đấu Nữ.
Phái đoàn Bỉ chụp hình lưu niệm với Chưởng Môn tại Tổ Đường.
Vovinam Bỉ nhận giải thưởng bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm pháp
Ngoài Việc phái đoàn tham dự thi đấu, tham quan thắng cảnh Việt Nam, võ sư Võ Tân Tiến cùng các môn sinh còn ở lại Việt Nam để thụ huấn thêm chương trình võ thuật của môn phái để trau dồi thêm khả năng cho các môn sinh.
Sau đây xin mời qúi đồng môn đọc bài viết phỏng vấn về võ sư Võ Tân Tiến tại Việt Nam.
Võ sư Võ Tân Tiến một đời vì sự phát triển Vovinam ở hải ngoại
Những nỗ lực của võ sư Võ Tân Tiến trong suốt 27 năm đã giúp cho Vovinam (Việt Võ Đạo) phát triển khá rộng rãi ở miền nam nước Bỉ, thu hút đông đảo môn sinh sở tại theo học.
Tại giải Vovinam Quốc tế lần 2-2005, tôi tiếp xúc với ông Võ Tân Tiến, trưởng đoàn Vovinam Bỉ, khi ông đang cắm cúi thu nhặt những “chiến lợi phẩm”: vỏ chai nước suối, khăn mặt, dây đai... mà học trò vô tình bỏ lại trên khán đài sau buổi thi đấu đầu tiên. Thoạt nhìn, trông ông chẳng có vẻ gì là một võ sư, nói gì đến chuyện là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Bỉ.
Hiểu được ý tôi, ông Võ Tân Tiến cười xòa và tự phác họa về mình: "Trông tôi ra vẻ một doanh nhân hơn là một võ sư, phải không? Nhưng tôi là một con người có thể sống chết vì Vovinam đấy". Năm 1978, khi 23 tuổi, ông Tiến định cư ở Bỉ và mưu sinh bằng những công việc "chẳng đâu ra đâu, (như lời ông tự nhận). Nhưng ngay những ngày mới chân ướt chân ráo đến thành phố Liege (miền nam nước Bỉ), óc nhạy bén và lòng đam mê võ thuật từ bé đã giúp ông nhìn ra được: Bỉ sẽ là mảnh đất màu mỡ để Vovinam có thể phát triển. Lý giải về điều này, ông Tiến cho biết: "Tôi "bắt" được ánh mắt nhìn say mê lẫn trân trọng của người phương Tây khi họ chiêm ngưỡng những hình ảnh, đoạn phim mới về võ học phương Đông. Mà ở đây, người châu Á chỉ chiếm số lượng khiêm tốn.
Đó là lý do khiến tôi ấp ủ hy vọng mở một "thánh địa" Vovinam trên đất Bỉ". Ước mơ càng đến gần hơn khi thông qua một người bạn, ông Tiến được giới thiệu vào hãng Disteel Cold 4 BT để vừa học, vừa làm. Có đồng lương ổn định, thay vì sắm sửa cho bù lại những chuỗi ngày sống tuềnh toàng, ông vẫn ở trong căn phòng rộng chưa đến 20 mét vuông, quanh năm trùm mền cho bớt cái mùi khói bếp xộc lên từ gian bếp tập thể. Ông dành mọi khoản tiền có được vào việc mở võ đường. Sau một năm, ngôi võ đường trang nghiêm mang tên Hưng Đạo ra đời tại Liege.
Tuần đầu tiên chẳng có ai đến học. Đồng nghiệp, hàng xóm thấy "xót", nên "thôi thì dành thời gian đến cho ảnh đỡ tủi”. Một tháng sau, "quân số" nhảy lên... 6 người. Thấy học trò nhiệt tình tập luyện quá, anh không nỡ thu học phí, dù chi phí cho võ đường "nuốt" trọn lương tháng của anh. Một lần trời trở giông, phòng tập lại không có máy sưởi nên thầy trò đành ngồi thu lu một góc, chẳng thể động chân động tay.
Bất chợt một môn sinh thốt lên: "Giá chúng ta có đội biểu diễn những bài quyền, đòn thế thì những lúc như thế này, mọi người không có gì làm sẽ kéo đến xem" . Và đội biểu diễn Vovinam - Việt Võ Đạo của CLB Hưng Đạo ra đời, thu hút sự chiêm ngưỡng của thanh niên nam, nữ ở các cuộc liên hoan, lễ hội ở địa phương. Bằng sự nỗ lực của võ sư Tiến và các đồng môn suốt 27 năm qua, hiện Vovinam đã trở thành một môn thể thao được yêu chuộng tại Bỉ, đặc biệt là các tỉnh miền nam.
Sau những phút vã mồ hôi vì tập luyện, võ sư Tiến lại ân cần bày ra những tách trà sen nóng để thầy trò cùng đàm đạo về triết lý sống và đạo đức làm người của dân tộc Việt. Ông sẵn sàng ngồi hàng giờ chỉ để giải thích cho môn sinh ý nghĩa của cây tre, mái đình, ca dao đất Việt. Sau gần 30 năm gây dựng, võ đường Hưng Đạo đã trở thành một trong ba võ đường có môn sinh đông nhất nước. Các đệ tử "ruột" của ông giờ đã trưởng thành, tự mở võ đường riêng như võ đường Lạc Long Quân, Quang Trung, Hùng Vương... Hằng năm, cứ đến ngày giỗ tổ Vovinam, những người học trò cũ nhiều năm gắn bó này đều tề tựu về võ đường Hưng Đạo để kính thầy một chén trà nghĩa tình.
Hiện nay, võ sư Tiến vẫn làm việc tại hãng Disteel Cold 4 BT với mức lương công nhân bình thường, và vẫn cần mẫn mỗi tuần đủ bảy buổi tối đến võ đường Hưng Đạo. Chỉ có điều, sau một ngày làm việc và giảng dạy rã rời, trên chuyến xe cuối cùng trở về nhà, lòng ông đã phần nào ấm áp hơn bởi bên cạnh luôn ấm nồng một bàn tay. Đó là vợ ông - bà Bertrand Patrilia, 4 đẳng Vovinam, vì yêu chàng võ sư nghèo mà yêu luôn cả Vovinam. Trong cảm nhận của vị võ sư này, đó là phần thưởng quý giá nhất mà Vovinam đã trao tặng cho ông.
Sau đây là kết quả và hình ảnh sinh hoạt của phái đoàn Vovinam tại Bỉ Quốc.
Võ Tiến Xuân được Huy Chương Bạc bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm pháp.
Võ Tiến Xuân và va Franocis La được Huy Chuong Đồng bài Tự Vệ Nữ
Nguyễn Hoàng Việt, Francois La và Charles được Huy Chương đồng bài Tam Đấu Nữ.
Phái đoàn Bỉ chụp hình lưu niệm với Chưởng Môn tại Tổ Đường.
Vovinam Bỉ nhận giải thưởng bài: Tam Đấu
Vovinam Bỉ nhận giải thưởng bài Tự Vệ Nữ
Phái đoàn Vovinam Bỉ chiêm bái Tổ Đường
Vovinam Bỉ nhận giải thưởng bài Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm pháp
Ngoài Việc phái đoàn tham dự thi đấu, tham quan thắng cảnh Việt Nam, võ sư Võ Tân Tiến cùng các môn sinh còn ở lại Việt Nam để thụ huấn thêm chương trình võ thuật của môn phái để trau dồi thêm khả năng cho các môn sinh.
Sau đây xin mời qúi đồng môn đọc bài viết phỏng vấn về võ sư Võ Tân Tiến tại Việt Nam.
Võ sư Võ Tân Tiến một đời vì sự phát triển Vovinam ở hải ngoại
Những nỗ lực của võ sư Võ Tân Tiến trong suốt 27 năm đã giúp cho Vovinam (Việt Võ Đạo) phát triển khá rộng rãi ở miền nam nước Bỉ, thu hút đông đảo môn sinh sở tại theo học.
Tại giải Vovinam Quốc tế lần 2-2005, tôi tiếp xúc với ông Võ Tân Tiến, trưởng đoàn Vovinam Bỉ, khi ông đang cắm cúi thu nhặt những “chiến lợi phẩm”: vỏ chai nước suối, khăn mặt, dây đai... mà học trò vô tình bỏ lại trên khán đài sau buổi thi đấu đầu tiên. Thoạt nhìn, trông ông chẳng có vẻ gì là một võ sư, nói gì đến chuyện là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Bỉ.
Hiểu được ý tôi, ông Võ Tân Tiến cười xòa và tự phác họa về mình: "Trông tôi ra vẻ một doanh nhân hơn là một võ sư, phải không? Nhưng tôi là một con người có thể sống chết vì Vovinam đấy". Năm 1978, khi 23 tuổi, ông Tiến định cư ở Bỉ và mưu sinh bằng những công việc "chẳng đâu ra đâu, (như lời ông tự nhận). Nhưng ngay những ngày mới chân ướt chân ráo đến thành phố Liege (miền nam nước Bỉ), óc nhạy bén và lòng đam mê võ thuật từ bé đã giúp ông nhìn ra được: Bỉ sẽ là mảnh đất màu mỡ để Vovinam có thể phát triển. Lý giải về điều này, ông Tiến cho biết: "Tôi "bắt" được ánh mắt nhìn say mê lẫn trân trọng của người phương Tây khi họ chiêm ngưỡng những hình ảnh, đoạn phim mới về võ học phương Đông. Mà ở đây, người châu Á chỉ chiếm số lượng khiêm tốn.
Đó là lý do khiến tôi ấp ủ hy vọng mở một "thánh địa" Vovinam trên đất Bỉ". Ước mơ càng đến gần hơn khi thông qua một người bạn, ông Tiến được giới thiệu vào hãng Disteel Cold 4 BT để vừa học, vừa làm. Có đồng lương ổn định, thay vì sắm sửa cho bù lại những chuỗi ngày sống tuềnh toàng, ông vẫn ở trong căn phòng rộng chưa đến 20 mét vuông, quanh năm trùm mền cho bớt cái mùi khói bếp xộc lên từ gian bếp tập thể. Ông dành mọi khoản tiền có được vào việc mở võ đường. Sau một năm, ngôi võ đường trang nghiêm mang tên Hưng Đạo ra đời tại Liege.
Tuần đầu tiên chẳng có ai đến học. Đồng nghiệp, hàng xóm thấy "xót", nên "thôi thì dành thời gian đến cho ảnh đỡ tủi”. Một tháng sau, "quân số" nhảy lên... 6 người. Thấy học trò nhiệt tình tập luyện quá, anh không nỡ thu học phí, dù chi phí cho võ đường "nuốt" trọn lương tháng của anh. Một lần trời trở giông, phòng tập lại không có máy sưởi nên thầy trò đành ngồi thu lu một góc, chẳng thể động chân động tay.
Bất chợt một môn sinh thốt lên: "Giá chúng ta có đội biểu diễn những bài quyền, đòn thế thì những lúc như thế này, mọi người không có gì làm sẽ kéo đến xem" . Và đội biểu diễn Vovinam - Việt Võ Đạo của CLB Hưng Đạo ra đời, thu hút sự chiêm ngưỡng của thanh niên nam, nữ ở các cuộc liên hoan, lễ hội ở địa phương. Bằng sự nỗ lực của võ sư Tiến và các đồng môn suốt 27 năm qua, hiện Vovinam đã trở thành một môn thể thao được yêu chuộng tại Bỉ, đặc biệt là các tỉnh miền nam.
Sau những phút vã mồ hôi vì tập luyện, võ sư Tiến lại ân cần bày ra những tách trà sen nóng để thầy trò cùng đàm đạo về triết lý sống và đạo đức làm người của dân tộc Việt. Ông sẵn sàng ngồi hàng giờ chỉ để giải thích cho môn sinh ý nghĩa của cây tre, mái đình, ca dao đất Việt. Sau gần 30 năm gây dựng, võ đường Hưng Đạo đã trở thành một trong ba võ đường có môn sinh đông nhất nước. Các đệ tử "ruột" của ông giờ đã trưởng thành, tự mở võ đường riêng như võ đường Lạc Long Quân, Quang Trung, Hùng Vương... Hằng năm, cứ đến ngày giỗ tổ Vovinam, những người học trò cũ nhiều năm gắn bó này đều tề tựu về võ đường Hưng Đạo để kính thầy một chén trà nghĩa tình.
Hiện nay, võ sư Tiến vẫn làm việc tại hãng Disteel Cold 4 BT với mức lương công nhân bình thường, và vẫn cần mẫn mỗi tuần đủ bảy buổi tối đến võ đường Hưng Đạo. Chỉ có điều, sau một ngày làm việc và giảng dạy rã rời, trên chuyến xe cuối cùng trở về nhà, lòng ông đã phần nào ấm áp hơn bởi bên cạnh luôn ấm nồng một bàn tay. Đó là vợ ông - bà Bertrand Patrilia, 4 đẳng Vovinam, vì yêu chàng võ sư nghèo mà yêu luôn cả Vovinam. Trong cảm nhận của vị võ sư này, đó là phần thưởng quý giá nhất mà Vovinam đã trao tặng cho ông.
Võ Việt vươn tầm quốc tế
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:36
with No comments
Sau quá trình chuẩn bị công phu và
tổ chức vận động dài hơi, Vovinam – môn võ cổ truyền của người Việt sẽ tiếp tục
góp mặt tại Sea Games 27 sắp tới. Trong khi đó, giải vô địch thế giới môn
Vovinam lần thứ 3 cũng sẽ lần đầu tiên tổ chức tại một quốc gia nước ngoài
(Pháp).
Đoàn Vovinam Pháp tại Giải Vô địch 2011
Tiếp nối thành công của đoàn vận động viên Vovinam tại Sea Games 2012, trong năm 2013, môn võ Việt cũng sẽ chính thức tái ngộ với khán giả tại đấu trường thể thao khu vực được tổ chức ở Myanmar. Cũng trong thời điểm cuối năm 2012, Liên đoàn võ thuật Myanmar đã có cuộc tiếp xúc và gặp gỡ với lãnh đạo Liên đoàn Vovinam thế giới và Việt Nam để bàn việc tổ chức thi đấu môn thể thao này khi Sea Games 27 diễn ra trên đất Myanmar. Hai huấn luyện viên Nguyễn Hồng Quỳ và Mai Thị Kim Thùy của Việt Nam đã được cử sang nước bạn Myanmar để huấn luyện và tuyển chọn những môn sinh Vovinam xuất sắc nhất để tham gia vào giải đấu lớn nhất khu vực dự kiến sẽ được diễn ra từ ngày 8 – 12.11.2013.
Buổi họp WVVF và FFKDA vừa diễn ra thành công tại thủ đô
nước Pháp vào ngày 22.12.2012
Cả
đoàn cùng đến kiểm tra chất lượng nhà thi đấu học viện Judo Pháp
Cũng theo TS. Võ Danh Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội võ thuật thế
giới kiêm Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam thế giới - trong thời điểm diễn ra giải
vô địch Vovinam thế giới sẽ có thêm sự kiện “Ngày Vovinam tại Pháp” (dự kiến
diễn ra vào chiều ngày 3.7.2013). Chương trình này sẽ được tổ chức tại Nhà văn
hóa Việt Nam tại Paris. Đây thực sự là một cơ hội tốt để chúng ta quảng bá và
phổ biến rộng rãi hơn nữa về tinh thần thượng võ, về nét đẹp của văn hóa cổ
truyền và những giá trị tinh hoa đặc sắc của dân tộc. “Ngày Vovinam tại Pháp”
cũng sẽ là dịp để bè bạn thế giới có dịp gặp gỡ, tìm hiểu và qua đó, nhân rộng
hơn nữa phong trào Võ việt ra khắp năm châu.
TS.Võ Danh Hải - Phó chủ tịch Hiệp
hội võ thuật thế giới, Tổng thư ký WVVF trao kỷ niệm chương cho Chủ tịch FFKDA Francis Didier
Ông Võ Danh Hải và ông
Francis Didier tham quan nhà thi đấu
VĐV Iran (phải) giành HCV hạng cân 75kg tại Giải VĐTG lần II-2011
Việt Võ Đạo hứa hẹn sẽ
mang những tấm HCV về cho thể thao nước nhà
Nhìn lại giải vô địch Vovinam thế giới lần 2: Ngày mai bắt đầu từ hôm nay
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:35
with No comments
Tối 30/7, sau 3 ngày tranh tài sôi nổi, giải VĐTG lần thứ 2 đã hạ màn
tại NTĐ Phú Thọ (TPHCM) với ngôi vô địch toàn đoàn thuộc về Việt Nam -
quốc gia sản sinh môn võ thuật này với 20 HCV, 4 HCB và 2 HCĐ.
• Việt Nam chiến thắng áp đảo tại giải Vovinam thế giới 10:34, 31/7/2011
• Giải vô địch Vovinam thế giới lần 2-2011: Nước mắt võ sĩ Pháp 11:42, 30/7/2011
• Việt Nam giành 9 HCV giải vô địch Vovinam thế giới 07:44, 30/7/2011
Đổi mới để hấp dẫn
Theo Tổng thư ký Liên đoàn Vovinam thế giới (WVVF) Võ Danh Hải, chất lượng của giải được nâng lên cao một phần do những cải tiến về luật lệ, cách thức điều hành đã tạo nên một cuộc chơi công bằng. Từ sự thay đổi mang tính chiến lược này đã giúp nâng cao chất lượng chuyên môn lên rất nhiều. Ở nội dung đối kháng, hầu hết các trận đấu đều khách quan nhờ cách chấm điểm công khai bằng bảng điểm điện tử; quy định bắt buộc các võ sĩ phải thực hiện đòn chân tấn công đặc trưng của vovinam đã làm các cuộc so tài trở nên đẹp mắt và mang đậm nét riêng của võ Việt Nam. Việc không có một khiếu kiện nào đã cho thấy sự đổi mới cung cách thi đấu là hoàn toàn hợp lý.
Trong khi đó ở nội dung quyền, những tiêu chí chấm điểm được phân loại cụ thể, chi tiết nên đã không bỏ sót một tài năng nào. Các môn đồ vovinam trong và ngoài nước đều hài lòng với công sức luyện tập của mình và khán giả theo dõi trực tiếp tại NTĐ Phú Thọ hay qua các phương tiện truyền thông có dịp mãn nhãn với những màn đọ tài đỉnh cao. Ở một số nội dung từng là thế mạnh của Việt Nam, võ sĩ của một số quốc gia như Italia, Pháp và ngay cả Lào cũng đã tiến bộ vượt bậc để so kè từng điểm số nhỏ cũng cho thấy sự phát triển có chất lượng của phong trào vovinam quốc tế trong thời gian gần đây.
Vững chắc ngày mai
Nhìn từ sự thăng tiến vượt bậc của các đoàn có truyền thống như Pháp, Italia, Nga, Algeria..., sự bùng nổ của các thành viên vovinam châu Á như Iran, Ấn Độ hay sự tỏa sáng hơn mong đợi từ các quốc gia Đông Nam Á là Lào, Indonesia, Campuchia, những ai yêu mến môn vovinam hoàn toàn có thể tin chắc về một tương lai xán lạn.
“Nhưng dù sao, thành công của giải vừa qua cũng như sự hình thành các tổ chức liên đoàn cấp thế giới đến từng châu lục, khu vực trong thời gian qua vẫn chỉ là những bước khởi đầu của một con đường dài” - PCT WVVF Lê Quốc Ân chia sẻ. Thách thức vẫn còn rất lớn nếu muốn vovinam phát triển rộng khắp hơn trên thế giới, nhất là mục tiêu tiệm cận cánh cổng Asian Games và Olympic. Vì thế, theo Chủ tịch WVVF Nguyễn Danh Thái, ngoài nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh giới thiệu và quảng bá với bè bạn quốc tế, thì mục tiêu quan trọng là vận động Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận vovinam là môn thể thao chính thức ở các kỳ tranh tài quốc tế. Về chuyên môn, cần chuẩn hóa hơn nữa về luật lệ cũng như kỹ thuật sao cho phù hợp với tiêu chí của một môn thể thao Olympic, nhằm có nhiều thuận lợi hơn trong việc phát triển rộng khắp, rồi từng bước tiếp cận những đấu trường thể thao lớn của thế giới.
Giải vô địch Vovinam thế giới: Hình ảnh thi quyền ngày thi đấu đầu tiên
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:33
with No comments
Sau đây là một số hình ảnh của nội dung thi quyền trong ngày thi đấu đầu tiên :
Phần dự thi Đòn chân tấn công của các võ sĩ Đức
Phần thi tự vệ nữ của đội Pháp
Phần thi của đội Marocco
Một đời vì Việt võ đạo
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:28
with No comments
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu là người đã có gần 40 năm gắn bó với Vovinam
(Việt võ đạo), một môn võ nổi tiếng của người Việt. Ông đã dồn rất nhiều
tâm sức của mình cho sự nghiệp phát triển Vovinam trong nước và trên
thế giới.
Đón
chúng tôi tại nhà riêng ở đường Phạm Thế Hiển, Quận 8, Tp.HCM là một
người đàn ông áng chừng khoảng 60 tuổi, dáng người thấp đậm, vẻ mặt hiền
hậu, đó chính là võ sư Nguyễn Văn Chiếu.
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu đến với
Vovinam từ năm 1965. Năm 21 tuổi, ông đã bắt đầu các hoạt động truyền
dạy võ Vovinam trong nước. Hồi tưởng lại những ngày đầu gian khó, võ sư
Nguyễn Văn Chiếu tâm sự: “Những năm 1965, 1975, các môn võ như
Taekwondo, judo phát triển mạnh ở Sài Gòn. Tôi là một thanh niên ham
thích võ thuật nên cũng tìm đến học nhưng cảm thấy không hợp với mình.
Sau đó, tôi và mấy người bạn đến xin học Vovinam với võ sư Trần Ngọc
Anh. Về sau, võ sư Lê Sáng tập hợp anh em về Tổ đường của môn phái ở
đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, Tp.HCM”.
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu và chiếc Cúp xác lập kỉ lục người có đẳng cấp Vovinam cao nhất Việt Nam và thế giới (Ảnh: Nguyễn Luân)
Bộ sưu tập huân huy chương mà võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã đạt được trong quá trình
gắn bó với Vovinam – Việt võ đạo gần 40 năm qua. (Ảnh: Nguyễn Luân) Võ sư Nguyễn Văn Chiếu trong một thế đánh đơn đao. (Ảnh: Tư liệu) Võ sư Nguyễn Văn Chiếu tập huấn cho môn sinh thiếu nhi tại Rumani. (Ảnh: Tư liệu) Võ sư Nguyễn Văn Chiếu tập huấn cho môn sinh quốc tế tại Tây Ban Nha. (Ảnh: Tư liệu)
Võ sư Nguyễn Văn Chiếu tặng hoa cho đoàn Vovinam Nga
tại Giải Vô địch Vovinam Thế giới lần thứ II tổ chức tại Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Luân) |
Hiện nay, võ sư Nguyễn Văn Chiếu là người lãnh đạo cao nhất về tinh thần của môn phái Vovinam (Việt võ đạo). Là võ sư có đẳng cấp Vovinam cao nhất Việt Nam và thế giới. Ông là Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Thế giới, Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam, Chủ tịch Hội Việt võ đạo Tp.HCM, Giám đốc Kĩ thuật quốc tế. Ông đã đi quảng bá, giảng dạy Vovinam tại rất nhiều nước trên thế giới như: Nga, Belarus, Tây Ban Nha, Italia, Rumani, Đức, Bỉ, Ba Lan, Pháp, Thái Lan, Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Campuchia, Mỹ… |
Trong suốt 5 năm lăn lộn trên đất võ Quy Nhơn – Bình Định, trong vai trò như một giám đốc trung tâm huấn luyện phụ trách 12 câu lạc bộ Vovinam tại Bình Định, ông đã đưa phong trào Vovinam phát triển mạnh ở đây và lan dần ra các khu vực lân cận, để rồi sau đó lan tỏa khắp dải đất miền Trung từ Quảng Bình, Đà Nẵng đến Khánh Hòa, Phú Yên… Và đến nay đã phát triển mạnh mẽ ở Gia Lai, Đăk Lăk, Đồng Nai, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Hà Nội… Võ sư Nguyễn Văn Chiếu cho biết, tính đến đầu năm 2010, Vovinam đã quy tụ khoảng 60.000 môn sinh thường xuyên luyện tập trên toàn quốc.
Không chỉ tạo dựng được phong trào Vovinam phát triển mạnh ở trong nước, võ sư Nguyễn Văn Chiếu còn là một trong những người có công lớn trong việc đưa Vovinam đến với thế giới. Sau chuyến biểu diễn thành công tại Nga vào năm 1990, đến năm 1997, theo lời mời của các võ sinh tại Tây Ban Nha, ông bắt đầu ra nước ngoài dạy Vovinam. Chuyến đi Tây Ban Nha lần ấy của võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã mở đường cho hành trình chinh phục thế giới của Vovinam – Việt võ đạo.
Tính đến nay, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã đến khoảng gần 10 nước để truyền dạy Vovinam. Theo võ sư Nguyễn Văn Chiếu, yếu tố thu hút môn sinh nước ngoài đến với Vovinam ngoài vấn đề kĩ chiến thuật còn có tính triết lí ẩn chứa sâu sắc trong môn võ này. Người nước ngoài thích Vovinam vì tính đơn giản nhưng rất logic, đòn thế dễ học mà rất khoa học, bài bản phong phú, tính ứng dụng cao. Nếu taewondo mạnh về chân, karaté mạnh về tay thì Vovinam lại là sự tổng hòa của tất cả các yếu tố.
Ngôi nhà của Võ sư Nguyễn Văn Chiếu ở Quận 8, Tp.HCM giờ đã trở thành nơi quen thuộc của các võ sinh nước ngoài mỗi khi tìm về Việt Nam trau dồi võ học. Mỗi năm, ông đón hàng chục đoàn võ sinh đến từ các nước như Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Lào, Campuchia…
Tính đến nay, Vovinam đã được phổ biến rộng rãi ở hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều liên đoàn Vovinam ở châu Á, châu Âu, Đông Nam Á và các nước như Nga, Đức, Iran… cũng đã được thành lập.
Ngày nay, Vovinam đã trở thành môn thể thao được nhiều quốc gia công nhận và là môn võ truyền thống đầu tiên của Việt Nam được đưa vào chương trình thi đấu tại Asia Indoor Games lần III vào năm 2009. Mới đây, Vovinam đã được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26 ở Indonesia năm 2011. Và sắp tới sẽ tiếp tục có mặt tại Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á (ASIAN Indoor Martial Arts Games 2013). Những thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của võ sư Nguyễn Văn Chiếu, người đã hi sinh gần như cả cuộc đời cho Việt võ đạo nói riêng và võ cổ truyền Việt Nam nói chung./.
Vovinam hay còn gọi là Việt võ đạo là một môn võ do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng lập cách đây hơn 70 năm. Năm 1938, tại thủ đô Hà Nội, dựa trên nền tảng môn vật và võ dân tộc cùng với việc kế thừa những tinh hoa võ học của thế giới, võ sư Nguyễn Lộc đã sáng tạo nên môn phái này dựa theo nguyên lý cương – nhu phối triển. Khi võ sư Nguyễn Lộc qua đời, đệ tử chân truyền của ông là võ sư Lê Sáng đã nối tiếp và phát triển Vovinam ở miền Nam và dần dần vươn ra các nước. Từ đó đến nay đã hơn 70 năm, với biết bao thăng trầm, thách thức, Vovinam đã trở thành một môn võ được đông đảo bạn bè khắp năm châu mến mộ. |
Nhãn:
Vovinam news in VN
Vovinam: Thành công trong tình anh em
Posted by SaiGontinhyeu
Posted on 21:26
with No comments
317 quan chức và vận động viên thuộc 22 quốc gia đã vượt qua
không ít thách thức để về tham dự giải vô địch Vovinam thế giới lần 2
diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TPHCM từ ngày 28 đến 30-7-2011.
Đoàn chủ nhà Việt Nam bảo vệ ngôi vô địch toàn đoàn với 20 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 2 huy chương đồng
Theo nhận định chung của các đoàn, công tác tổ chức giải năm nay đang
từng bước chuyên nghiệp hóa. Đây là nỗ lực rất lớn của Liên đoàn
Vovinam thế giới, Ban tổ chức và các ngành chức năng từ trung ương đến
địa phương. Tại hội nghị thường niên, Ban chấp hành Liên đoàn Vovinam
thế giới cũng đã thống nhất phương hướng hoạt động đến năm 2013 và kết
nạp thêm thành viên mới như: Algerie, Indonesia… Nội dung thi đấu có
đổi mới và chất lượng thi đấu đã được nâng cao so với giải lần đầu tiên
năm 2009. Sự góp mặt của 22 đoàn (trong đó có nhiều đoàn tự lực kinh
phí, thậm chí như Marốc đã phải vay ngân hàng) đã thể hiện truyền thống
tự giác, vượt mọi trở ngại để trở về với mái gia đình Vovinam. Trước khi
vào giải, đại diện các đoàn cũng đến Tổ đường chiêm bái. Để phục vụ
khán giả tiết mục đồng diễn đẹp mắt trong đêm khai mạc, 250 môn sinh
thiếu niên quận Bình Tân (TPHCM) phải trải qua hơn 20 buổi chuyên cần
tập luyện. Kết thúc giải, với sự hỗ trợ của Công viên văn hóa Đầm Sen,
nhiều đoàn nước ngoài đã được tham quan, thư giãn tại đây trước lúc tạm
biệt…
Cuộc họp của BCH Liên đoàn Vovinam Thế giới - WVFF
Điều đáng vui mừng là nội dung thi quyền ở giải lần này được các nước
quan tâm hơn với sự góp mặt của Iran, Nga... Mặt khác, một vài VĐV nước
ngoài cũng đã xuất sắc vượt qua Việt Nam để giành HCV thi quyền như: Tự
vệ nữ, Tứ tượng côn pháp (Pháp), Thập thế bát thức quyền (Italia). Một
điểm đáng chú ý khác, nếu như ở những giải quốc tế và thế giới tổ chức
trước đây, các nước có phong trào lâu năm ở châu Âu thường giành thứ
hạng cao ở nội dung thi quyền thì năm nay đã có sự tranh chấp ngang ngửa
từ những nước ở khu vực châu Á như Lào, Campuchia, Indonesia. Điều này
đã chứng tỏ Vovinam phù hợp với thể tạng của người dân châu Á và cũng
không gây khó khăn trong việc luyện tập của các dân tộc phương Tây. Ở
nội dung thi đấu đối kháng, các VĐV đã thể hiện được một số kỹ thuật đặc
thù trong thi đấu và hạn chế rất nhiều tính sát phạt. Và với sự cố gắng
tập luyện kỹ thuật Vovinam của các VĐV, hầu hết các nước tham dự giải
đều giành được huy chương.Đặc biệt, qua nhiều ý kiến của các đoàn, hầu như tất cả đều cùng chung một ý tưởng là đã tìm thấy một không khí ấm áp và thân thiết giữa các thành viên của gia đình Vovinam. Từng sinh sống tại Sài Gòn và định cư tại Pháp từ thập niên 1970, võ sư Sudorrusland Jean Michel - Giám đốc Kỹ thuật Vovinam Pháp - đã bày tỏ: “Tôi thấy trình độ kỹ thuật Vovinam của các đoàn có sự tiến bộ rõ rệt. Riêng đoàn chúng tôi, việc thắng bại không đặt lên hàng đầu mà quan trọng là được hưởng không khí gốc tổ đồng thời học hỏi thêm về kỹ thuật và công tác tổ chức”.
Võ sĩ xinh đẹp của Italia
Hoặc lần đầu tiên đưa học trò đến Việt Nam dự giải, võ sư Djouadj
Mohamed - Giám đốc Kỹ thuật Vovinam Algerie - cũng thổ lộ: “Công tác tổ
chức giải chuyên nghiệp và chúng tôi đã học hỏi được nhiều điều. Tôi và
các VĐV Algerie rất cảm động và hạnh phúc khi được về nguồn và chiêm bái
tổ. Tôi cũng rất vui mừng vì Vovinam không giới hạn bởi màu da, chủng
tộc, tôn giáo. Tuy chúng tôi theo đạo Hồi nhưng không thấy có một sự
cách biệt nào trong gia đình Vovinam. Anh em đối xử với nhau bằng những
tình cảm mà chúng tôi đã cảm nhận được khi tập luyện kỹ thuật Vovinam.
Tất cả các đoàn đều tự hào vì cùng khoác chung một màu áo xanh. Vừa qua,
Algerie cũng xin đăng cai tổ chức giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ
3 vào năm 2013 nhằm có thêm cơ hội để phát triển môn võ này ở châu Phi
rộng rãi hơn”. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, giải năm nay
cũng còn một số điểm mà Liên đoàn Vovinam thế giới cần quan tâm.
Niềm vui chiến thắng
Về chuyên môn kỹ thuật, tuy đã có sự tiến bộ vượt bậc nhưng nhìn
chung giữa Việt Nam và các nước vẫn còn một khoảng cách trong thi quyền.
Do nhu cầu phát triển, một số nước khu vực châu Á chỉ tập trung cho
những bài thi mà chưa chú trọng đến những kỹ thuật căn bản Vovinam. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến công tác phát triển phong trào theo chiều sâu. Và
như vậy sẽ thiếu sót trong việc đào tạo những hạt nhân nòng cốt cho
tương lai. Trên tinh thần tích cực vận động để đưa Vovinam vào chương
trình thi đấu ở Đại hội thể thao cấp châu lực như Asian Games, Luật thi
đấu đối kháng cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh theo tinh
thần Olympic và đảm bảo an toàn cho các vận động viên. Công tác trọng
tài, tuy đã được tập huấn khá chu đáo nhưng vẫn không tránh khỏi một vài
trận đấu mà người xem vẫn còn cho là có chút địa phương tính.
VĐV Indonesia quàng khăn cho VĐV Việt Nam trong phút chia tay
Có thể khẳng định, giải năm nay đã tiến bộ và thành công tốt đẹp, đạt
mục tiêu đề ra ban đầu của Liên đoàn Vovinam thế giới là củng cố tình
đoàn kết, quảng bá, và thu hút thêm người tập. Một vài thiếu sót không
thể tránh khỏi nhưng không đáng kể. Vấn đề còn lại là Ban Kỹ thuật của
Liên đoàn Vovinam thế giới cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao
trình độ chuyên môn kỹ thuật của những nước mới phát triển. Nhiều đoàn
còn mong muốn trước khi bước vào những giải đấu cấp châu lục và thế
giới, bên cạnh lớp tập huấn trọng tài cần có một lớp tập huấn kỹ thuật
để sửa chữa những khiếm khuyết và giúp các nước ngày càng tiến bộ hơn cả
về hình thức lẫn nội dung kỹ thuật.
Bài: Huy Tường
Ảnh: Hoàng Thịnh
Nhãn:
Vovinam news in VN